Chợ nổi Ngã Bảy – Khám phá “chợ nổi Phụng Hiệp” Hậu Giang

Thứ tư - 26/10/2022 03:27 587 0
Chợ nổi Ngã Bảy là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang và Đồng bằng sông Cửu Long. Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Chợ nổi Ngã Bảy nằm ở đâu? 

Ở Nam Bộ với mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Con người gắn bó với cuộc sống sông nước miệt vườn. Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chợ nổi lớn như chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Cái Bè Tiền Giang, chợ nổi Ngã Năm Sóc Trăng, chợ nổi Long Xuyên An Giang... Trong đó, chợ nổi Ngã Bẩy cũng được xem là một trong những chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất. Chợ Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp. Là một chợ nổi thuộc thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
 

Chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp


Lịch sử hình thành chợ nổi Ngã Bảy Hậu Giang

Thời kì hình thành và phát triển

Chợ được hình thành từ năm 1915, hầu hết các con sông đều đổ ra Ngã Bảy. Lúc bấy giờ, có hơn 300 chiếc thuyền tụ tập về đây mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối và là chợ nổi khá sầm uất. Cũng chính ngay chợ Ngã Bảy đã hình thành nghề xóm làm ghe (chèo). Làng nghề đóng ghe truyền thống ở đầu “doi” Tân Thới Hoà, doi Chành, doi Cát dài hơn 1 km tồn tại trên nửa thế kỷ. Với mấy trăm hộ ăn nên làm ra cũng nhờ chợ Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã 7 ra đời sau 10 năm đào kinh xáng. Do sức lan toả, tác động quá lớn, vùng trung tâm lập tức trở thành đầu mối giao thông thuỷ lớn nhất Nam Kỳ. Song hành với một trung tâm giao thương hàng hoá lớn của cả miền cực Nam. Tác động mạnh đến thị trường nông sản miền Tây. “Ngôi sao Phụng Hiệp” – như người Pháp thường gọi. Còn được dự kiến lập thành thương cảng cho cả vùng Hậu Giang mênh mông ngày trước.
 

Chợ nổi Ngã 7


Ở Nam Bộ có nhiều chợ nổi nhưng không chợ nào “nổi” bằng chợ Ngã Bảy. Về quy mô, sự sung túc cũng như cái danh, cái thế của nó. Ngày trước, vùng tâm chợ nổi Ngã Bảy có trên 1.000 ghe tàu lớn nhỏ. Dịp cao điểm tết có khi đến hơn 3.000 chiếc. Đò ngang cũng hàng trăm chiếc. Đêm xuống đèn dầu, đèn bình giăng giăng bập bềnh theo sóng nước suốt canh thâu như hội hoa đăng, thật kỳ thú!

Giai đoạn suy tàn

Sau gần 100 năm phát triển và sung túc. Hiện nay, chợ nỗi Ngã Bảy đã được di dời. Cư dân sông nước ngay ngã bảy đã di chuyển sang các chợ nổi khác như chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), hoặc ngược lên Trà Ôn (Vĩnh Long), thậm chí lên tận Cái Bè -- Tiền Giang …Nguyên nhân là nhằm làm thông thoáng giao thông thuỷ. Và tránh ô nhiễm môi trường do lượng rác thải trên sông quá lớn.
 

Thuyết minh về chợ nổi Ngã Bảy


Mật độ giao thông khu vực Ngã Bảy quá cao. Chợ nổi Ngã Bảy phải di dời về Ba Ngàn trên sông Cái Côn, cách vị trí cũ hơn 3 cây số, nơi chỉ có một nhánh chính từ sông Kế Sách. Vì vậy, sự sầm uất và nét đẹp đặc trưng cũng giảm đi đáng kể. Hơn nữa tên chợ Ngã Bảy đã gắn liền với tên đoạn sông nơi họp chợ và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Phát triển trở lại

Đã có nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng với ngôi chợ mới. Giới thương hồ và người dân cũng không mặn mà với chợ Ba Ngàn. Vì thế cuối năm 2006, chợ nổi Ngã Bảy đã được đưa về vị trí cũ. Hiện nay, Bộ Thương mại Việt Nam và chính quyền tỉnh Hậu Giang đang ra sức khôi phục lại chợ nổi đặc trưng này. Hiện tại, Ngã Bảy đang được quy hoạch, ưu đãi khuyến khích đầu tư để trở thành đô thị loại 3 đến năm 2015. Là một trung tâm thương mại – du lịch thứ hai của tỉnh Hậu Giang sau thành phố Vị Thanh.
 

Check in chợ nổi


Thời điểm đẹp nhất đi chợ nổi Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy thường nhóm vào tờ mờ sáng hằng ngày. Từ 5 đến 8 giờ sáng là cao điểm cho việc mua bán nông sản tươi. Từ đó đến chiều và tối, chợ vẫn tiếp tục hoạt động. Hàng hóa ở chợ nổi vô cùng đa dạng, nhất là trái cây. Theo từng mùa, nhìn vào cảnh xuồng ghe tấp nập, đầy ắp trái cây, du khách sẽ biết được đang là vụ chính của loại trái cây nào.
 

Thời điểm đi chợ nổi


Cách thuê tàu ghe tham quan chợ Ngã Bảy

Muốn tham quan chợ nổi Ngã Bảy, khách có thể thuê vỏ lãi. Tại bến đò, nhiều chiếc đò nhỏ chở từ 3 – 4 khách đi chợ nổi. Đò rời bến, phong cảnh chợ nổi thật đẹp hiện ra trong sương sớm. Cảnh sinh hoạt của người dân Ngã Bảy diễn ra thật sinh động. Ngồi trên những chiếc xuồng ba lá bồng bềnh. thưởng thức vài món đặc sản trên khu chợ nổi tiếng hẳn là thú vui thư giãn rất yên bình.
 
Thuê tàu đi chợ nổi

 

Đặc trưng chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp

Nét đẹp văn hóa vùng sông nước

Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ẩn sâu trong chợ nổi chính là tầng sâu văn hoá bản địa không chỉ riêng của Hậu Giang mà là hồn của cả vùng sông nước Cửu Long. Hồn sông chính là chợ nổi bởi nó lưu dấu bước chân tiền nhân. Nối quá khứ với hiện tại, thói quen, tập quán, tâm linh. Và là sáng tạo văn hoá kinh tế thương hồ của ông cha đã hơn thế kỷ trên vùng đất mới.
 

Cuộc sống người dân thương hồ


Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ. Du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của những gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “nhà di động” trên sông nước. Với những chậu trồng hoa kiểng, nuôi các loài vật, ghe nào cũng đầy đủ các phương tiện sinh hoạt. Trông rất bắt mắt và có cả xe gắn máy đậu trên ghe. Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền.
 

Nghề đóng ghe

Trên chuyến tham qua, du khách sẽ có dịp biết thêm về làng nghề truyền thống đóng ghe tàu ở phường Hiệp Thành, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái ở xã Đại Thành, Tân Thành và tham quan Khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng…

Chợ Ngã Bảy có hàng hóa đa dạng và phong phú

Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương. Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đựng trong những cần xé. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ. Thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.
 

Ăn gì ở chợ nổi

Khu chợ sầm uất của miền Tây buôn bán đầy đủ hàng hóa không thiếu một thứ gì. Cụ thể nếu muốn mua chút gì đó về làm quà cho người thân bạn có thể tham khảo những đặc sản của vùng miền Tây sông nước như: bưởi năm roi Phú Hữu, vú sữa lò rèn, quýt đường, sầu riêng Ri6 ,… các loại trái cây miệt vườn. Tùy vào từng mùa, trái cây có độ đa dạng riêng. Chủ yếu đều là trái cây miệt vườn nên quả nào cũng ngon, cũng ngọt, ăn một lần sẽ khiến bạn cảm thấy ấn tượng và nhớ mãi.
 

Ăn sáng chợ nổi Phụng Hiệp

Phục vụ cho người mua, kẻ bán, cũng như ở các chợ trên đất liền. Chợ nổi có rất nhiều hàng ăn uống lưu động trên những chiếc xuồng nhỏ. Bán đủ loại như hủ tiếu, bún bò, bánh canh, phở, cà phê, nước ngọt…

Hình thức quảng cáo đặc biệt chỉ có ở miền Tây sông nước

Người buôn bán ở chợ nổi Ngã Bảy thường không rao hàng. Bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái gì. Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ… Các ghe dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi để áp sát ghe lớn bán hàng.
 

Cây bẹo chợ nổi


Để giới thiệu sản phẩm ghe mình bán. Chủ ghe sẽ dùng một thân tre dài và treo các vật phẩm ấy lên trên ngọn cao để người mua từ xa có thể nhận biết. Nét quảng bá độc đáo này khiến du khách ai mới tham quan lần đầu cũng tỏ ra phấn khích, đảo mắt ngắm nghía xung quanh. Ngoài trái cây thì hàng hóa nơi đây còn có cả đồ thủ công mỹ nghệ, động vật (rắn, chim, chuột…), đồ gia dụng… không thiếu một thứ gì.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây