Những thách thức không gian chợ truyền thống Hà Nội

Thứ năm - 09/02/2023 21:24 209 0
Chợ truyền thống thống Hà Nội từ xa xưa đã luôn được bố trí tại các địa điểm giao thông thuận tiện để thu hút khách hàng, thuận tiện cho mua bán. Ngày nay, trong thời kinh tế thị trường đang ở thời mở cửa, chợ truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ.

Chợ truyền thống hay trung tâm thương mại

Chợ dân sinh thường tập trung ở những nơi đông dân cư và trung tâm của Hà Nội, đó có thể là những nơi đất “vàng”. Có thời gian, Hà Nội đã phá bỏ nhiều chợ để xây thành trung tâm thương mại với mục tiêu muốn Hà Nội dần trở nên hiện đại như các nước phát triển. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi nào cũng nhận được sự đồng tình của người dân cũng như tạo nên sự thay đổi. Chợ 19/12, khi có ý định xây dựng thành trung tâm thương mại đã bị người dân phản đối, sau đó được quy hoạch thành phố sách, chợ Hàng Da cho thấy sự thất bại của việc xây dựng trung tâm thương mại.
 

 Chợ Châu Long, Hà Nội

Theo chuyên gia về chợ, ông Steve, người Mỹ, thì các chợ thực phẩm cần được hiện đại hóa, nhưng điều đó không có nghĩa là phải bị biến thành các trung tâm thương mại hoặc đưa xuống tầng hầm của một trung tâm thương mại. Trên thế giới, người ta hiện đại hóa các khu chợ với những kết cấu, hạ tầng, tiện ích điện nước, quầy hàng và tiện ích cho khách hàng. Nhưng đó vẫn phải là những khu chợ và giữ được các chức năng hoạt động cơ bản và bản sắc.

Hầu hết các thành phố của nước Mỹ đã đóng cửa hoặc phá bỏ chợ dân sinh của họ trước hoặc ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi mà siêu thị trở nên thống trị. Chỉ còn khoảng 150 chợ còn lại, so sánh với riêng thành phố Hà Nội đã có gần 60 chợ thực phẩm. Điều thú vị là đang có sự gia tăng các chợ nông dân ở nước Mỹ và những chợ này ngày càng được ưa thích mặc dù chúng chỉ hoạt động theo mùa và chỉ một hoặc hai lần 1 tuần. Người ta lái xe bỏ qua các siêu thị để đến mua ở chợ nông dân. Họ tìm kiếm trải nghiệm chợ truyền thống và mua thực phẩm tươi từ người nông dân và người sản xuát trực tiếp. Hầu hết những chợ này là chợ ngoài trời, nhưng khi chúng phát triển thêm, người ta xây mái và các hạ tầng khác để chợ có thể hoạt động quanh năm. Chúng đang dần trở nên giống chợ thực phẩm truyền thống. Người Mỹ đang mong muốn những gì mà người Việt Nam đang có.

 Chợ Hạ tạm bợ với lều bạt

“Văn hóa kẻ chợ” thế kỷ 21

Chợ truyền thống không chỉ lưu giữ phần ký ức của Hà Nội mà tương lai, xu hướng tất yếu quay lại với chợ truyền thống để trải nghiệm, khám phá những điều thú vị từ sản phầm tươi sống, truyền thống của người nông dân. Có 60 chợ thực phẩm trong thành phố Hà Nội, vì đó không phải là ít. Nhưng hầu hết các chợ đều ở trong tình trạng tồi tệ, sập sệ. Theo khảo sát ở một chợ thực phẩm, có tới 70% khách hàng nói rằng, họ vừa mua hàng ở siêu thị, vừa mua hàng ở chợ. Như vậy, họ thích cả hai loại hình cung cấp, qua đó cho thấy người dân mua hàng ở các chợ thực phẩm vì sự tươi ngon, giá cả thấp và linh hoạt. Họ cũng mua hàng ở siêu thị vì cảm thấy thực phẩm ở đó an toàn và chất lượng hơn, mặc dù đắt đỏ hơn. An toàn thực phẩm chắc chắn là điều các chợ Hà Nội có thể làm được tốt hơn. Hiện nay, người dân mua thực phẩm tươi sống ở chợ nhiều hơn là trong siêu thị.

Như vậy, chợ có thể cạnh tranh với siêu thị, nhưng cần phải cải tạo chợ. Phần lớn những cải tạo này là những vòm mái chợ đẹp để bảo vệ người bán và người mua trước điều kiện thời tiết, sàn chợ phải dễ làm sạch, những quầy hàng có nhiều chức năng hơn cho người bán và cơ sở hạ tầng và tiện ích tốt hơn. Phần nhiều những điều cần phải làm thuộc về bảo trì đang bị “chậm trễ”, khiến các khu chợ dần bị xuống cấp, đứng trước nguy cơ rất cao về cháy nổ, mất an toàn, mất vệ sinh. Đã đến lúc cần những cam kết nghiêm túc tái đầu tư cho các khu chợ.

Theo Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Việt Nam: Một mô hình mới đang là câu hỏi khó cho những người hoạch định chính sách, những nhà thiết kế vốn chưa được nghiên cứu bài bản. Do vậy, các KTS cũng như các chuyên gia nước ngoài đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề này.

Với cách cải tạo chợ không dựa vào nguồn ngân sách thì phải dựa vào các giải pháp tình thế như vậy, nhưng nếu những cách tiếp cận có tính nhân văn, chú ý thật sâu sát đến nhu cầu mua bán của người dân cũng như sự sáng tạo của các nhà nghiên cứu hay các kiến trúc sư thì có thể cải thiện được không gian chợ với chi phí thấp mà vẫn duy trì được hoạt động, không bị gián đoạn, nhưng có thể nâng cấp từng bước một, chuyển đổi mô hình thương mại phù hợp với những điều kiện kinh doanh cũng như sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân không ngừng nâng cao.

Hi vọng, trong thời gian tới những trao đổi của các KTS Việt Nam với chuyên gia nước ngoài, những kinh nghiệm quốc tế cũng như những nghiên cứu rất công phu ở trong nước sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp.

Chợ không chỉ là nơi mua bán mà khi nghiên cứu nó phải để ý đến nhiều vấn đề như giao thông, làm thế nào để đi đến an toàn, tăng cường việc đi bộ, tránh xung đột giữa giao thông cơ giới với đi bộ hay xe đạp ngay trong chợ…

Mỗi khu chợ đều gắn với nơi chốn của một khu dân cư có tính văn hóa, cộng đồng. Chợ ngoài chức năng phát triển kinh tế dân sinh thì cũng phải là địa điểm trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng thu hút được lối sống mới trong đô thị trong quá trình đô thị hóa, có văn minh thương mại và văn hóa ứng xử trong sinh sống và kinh doanh, tạo nên một nét văn hóa kẻ chợ trong thế kỷ 21.

Tác giả bài viết: langvietonline.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây