Thành phố Thuận An (Bình Dương) là cửa ngõ giao thương với miền Đông Nam Bộ, do đó nhu cầu vận chuyển hàng hoá và mua bán, trao đổi ngày một tăng cao, đòi hỏi chợ truyền thống trên địa bàn phải có những thay đổi, nâng cấp nhằm đáp ứng những nhu cầu đó.
Theo đánh giá, mạng lưới chợ khu vực nông thôn tại Bình Dương chưa đủ mạnh, có nơi còn tự phát, phân bổ chưa hợp lý. Một số khu vực đông dân cư, hiện tượng mua bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường gây cản trở lưu thông vẫn còn. Loại hình chợ còn đơn điệu, hầu hết là chợ kinh doanh tổng hợp. Ngành nghề kinh doanh tại chợ chủ yếu tập trung vào các mặt hàng tươi sống, tạp hóa, dịch vụ ăn uống…
Chợ Sóc, xã Vũ Quý là chợ quê truyền thống nổi tiếng sầm uất nhất ở huyện Kiến Xương từ trước đến nay. Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Sóc còn là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giao lưu văn hóa vùng miền, thu hút người dân khắp nơi đến tìm hiểu về những nét chợ quê độc đáo.
Chợ truyền thống thống Hà Nội từ xa xưa đã luôn được bố trí tại các địa điểm giao thông thuận tiện để thu hút khách hàng, thuận tiện cho mua bán. Ngày nay, trong thời kinh tế thị trường đang ở thời mở cửa, chợ truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ.
Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa, gắn kết tình nghĩa của cộng đồng trong đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi xứ Thanh; đồng thời góp phần vun đắp tình hữu nghị của Nhân dân vùng biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn.
Đảm nhận vai trò quan trọng trong hệ thống bán lẻ, không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ truyền thống còn là nơi giao lưu văn hóa trong cộng đồng dân cư. Thế nhưng, theo các chuyên gia, chợ truyền thống đang có phần “thiệt thòi” trong việc quản lý, nâng cấp chợ.
Tại hầu hết các chợ truyền thống, chợ dân sinh hoạt động mua bán thường nhật đã dần quay trở lại, với tỷ lệ 90% tiểu thương mở bán lại so với ngày thường.
Chợ phiên Phìn Hồ (xã vùng cao, biên giới Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) được mở vào ngày Chủ nhật hằng tuần; là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Nậm Pồ và người dân nhiều xã thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Chương trình “Chợ phiên vùng cao” đã tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc miền núi xứ Thanh. Ngoài không gian trao đổi, mua bán du khách còn được thưởng thức các chương trình dân ca, dân vũ... mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS nơi đây.
Mỗi buổi sáng tại chợ cá Hải Bình nằm bên cửa biển Lạch Bạng, thuộc phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn) luôn tấp nập người mua, bán các mặt hàng hải sản của ngư dân trong vùng đi đánh bắt ngoài biển trở về.