Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa, gắn kết tình nghĩa của cộng đồng trong đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi xứ Thanh; đồng thời góp phần vun đắp tình hữu nghị của Nhân dân vùng biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn.
Hoàng Su Phì thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của những thửa ruộng bậc thang rực rỡ vào mùa lúa chín, mà còn bởi những phiên chợ định kỳ, hội tụ phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc. Đến Hoàng Su Phì dù ở thời điểm nào, lạc bước vào phiên chợ tràn đầy sức sống, mỗi du khách đều như được sống giữa một sắc màu văn hóa mang đặc trưng với bao điều hấp dẫn và độc đáo.
Ở mỗi phiên chợ vùng cao, đồng bào dân tộc từ các bản làng nhộn nhịp xuống chợ, người từ dưới xuôi lên, các chàng trai, cô gái dân tộc Mông, Thái, Tày, Lô Lô, Dao… mặc trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu tới chợ, tạo lên một khung cảnh vui tươi, nhiều màu sắc giữa núi rừng xanh thẳm.
Ai có dịp đến với Lai Châu vào thứ Năm hoặc Chủ Nhật hàng tuần đều mong muốn được đi chợ phiên San Thàng thuộc xã San Thàng, thành phố Lai Châu. Tới đây, du khách sẽ được khám phá, tìm hiểu đa dạng sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc bản địa. Đặc biệt, khách du lịch sẽ bất ngờ với những con lợn cắp nách được bày bán tại chợ.
Chương trình “Chợ phiên vùng cao” đã tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc miền núi xứ Thanh. Ngoài không gian trao đổi, mua bán du khách còn được thưởng thức các chương trình dân ca, dân vũ... mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS nơi đây.
Sau 2 năm triển khai xây dựng và thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến nay toàn tỉnh Cao Bằng có 58 sản phẩm được công nhận và xếp hạng đạt sao OCOP cấp tỉnh. Việc định hình và phát triển sản phẩm OCOP đã khẳng định thương hiệu đặc sản và góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc miền núi nơi phên giậu của Tổ quốc.
Qua gần 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc. Đời sống văn hóa đặc sắc, tài nguyên phong phú chính là lợi thế để các sản phẩm đặc trưng của đồng bào tạo ra lối đi riêng bền vững trên thị trường, vừa mang lại thu nhập ổn định, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.
Là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng năm 2022 chính là cơ hội giúp các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sau thời gian dài ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
Trên địa bàn huyện Đắk Glong có khá đông đồng bào dân tộc Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Định cư tại vùng đất mới, đồng bào người Mông mang theo, giữ gìn, phát huy nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Một trong những nét văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát huy là duy trì chợ phiên ở xã Đắk R'măng và xã Đắk Som vào ngày chủ nhật hàng tuần.
Tối 21/10, tại xã Nghiên Loan (Pác Nặm) Lễ khai mạc chợ đêm với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự và trải nghiệm.