Non nước Cao Bằng còn lưu giữ, phát huy nét đẹp chợ phiên mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ðây không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch. Lạc bước giữa những phiên chợ vùng cao, người lữ khách phương xa có dịp khám phá, trải nghiệm và say cái men say của rừng núi, con người miền Ðông Bắc.
Tối 12.11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên.
Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.
Là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng năm 2022 chính là cơ hội giúp các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sau thời gian dài ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
Chợ truyền thống là thứ không thể thiếu với cư dân Hà Nội, nó đã tồn tại qua nhiều thế kỷ. Thủ đô dù trải qua bao thăng trầm, biến cố lịch sử, cả chiến tranh và hòa bình, nhưng Kẻ Chợ vẫn tồn tại nét văn hóa giao thương.
Là một nhân tố trẻ trong lĩnh vực đầu tư bất động sản thương mại chợ, song Công ty CP Tập đoàn Chợ Toàn Cầu (GMG) đã có những bước tiến mạnh mẽ, xây dựng được văn hoá doanh nghiệp riêng biệt, mang bản sắc riêng. Nhằm lan toả những giá trị tốt đẹp và nâng cao tinh thần đoàn kết, tạo dựng niềm tin cho tập thể cán bộ nhân viên, các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, Công ty CP Tập đoàn Chợ Toàn Cầu tổ chức cuộc thi Sáng tạo: Tạo giá trị - Gửi niềm tin cùng GMG.
Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới là một trong những hoạt động được các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở chú trọng triển khai nhiều năm qua nhằm giúp người dân được sử dụng hàng hóa chất lượng, đồng thời giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong nhân dân.
Trên địa bàn huyện Đắk Glong có khá đông đồng bào dân tộc Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Định cư tại vùng đất mới, đồng bào người Mông mang theo, giữ gìn, phát huy nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Một trong những nét văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát huy là duy trì chợ phiên ở xã Đắk R'măng và xã Đắk Som vào ngày chủ nhật hàng tuần.
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên), Ủy ban nhân dân huyện Tủa Chùa vừa tổ chức đưa chợ đêm ở trung tâm thị trấn Tủa Chùa vào khai thác, hoạt động.
Tối 21/10, tại xã Nghiên Loan (Pác Nặm) Lễ khai mạc chợ đêm với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự và trải nghiệm.