Hiện nay, kênh phân phối hiện đại phát triển mạnh, phương thức mua sắm đa dạng, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, theo hướng văn minh, bảo đảm sức khỏe. Trong khi đó, chợ truyền thống vẫn còn nhiều điểm yếu khiến sức mua sụt giảm. Đây chính là lúc các chợ cần có sự chuyển mình toàn diện để nâng sức cạnh tranh với các loại hình kinh doanh thương mại khác.
TP Hồ Chí Minh với 235 chợ truyền thống, phân phối hàng hóa tiêu dùng chiếm đến 70-75% thị phần trên địa bàn thành phố. Song song với việc mua sắm thì xu hướng du lịch chợ cũng được du khách trong và ngoài nước quan tâm, nhiều tour du lịch tăng cường khai thác.
Bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ, các sản phẩm nội địa vẫn đang được người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn mua trên các kênh phân phối online, các sàn thương mại điện tử. Đây cũng là "cơ hội vàng" để các HTX khai thác vào dịp cuối năm.
Theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hà Nội (HPA), sau 3 ngày diễn Festival Nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2022 tại Mê Linh, đã có hàng nghìn lượt khách thăm quan, mua sắm, giao dịch với doanh số bán hàng ước tính đạt khoảng 4 tỷ đồng; nhiều giao kết đại lý, phân phối bán buôn được ghi nhận.
Ông Bùi Duy Quang - PGĐ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) cho biết, thời gian qua, TP đã có nhiều giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, trong đó nhiệm vụ tăng cường liên kết vùng nhằm hỗ trợ các DN mở rộng kênh phân phối, tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm, làm phong phú hàng hoá phục vụ Nhân dân trên địa bàn TP.
Nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kích cầu tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường dịp cuối năm, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá đang được các doanh nghiệp sản xuất, phân phối triển khai.
Thông qua ký kết hợp tác, các siêu thị đang tăng cường đưa sản phẩm OCOP TP.HCM vào hệ thống của mình. Kênh phân phối siêu thị sẽ giúp các chủ thể sản xuất OCOP mở rộng đầu ra, tiếp cận khách hàng.
Ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, Sở Công thương Hà Nội sẽ tiếp tục đồng hành trong việc phát triển, giới thiệu sản phẩm OCOP, đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại cũng như kết nối rộng hơn với các đối tác trong hệ thống siêu thị cũng như các đơn vị nằm trong chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm mở rộng tiêu thụ sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua TP Cần Thơ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nổi bật là tổ chức các đoàn tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) với các địa phương và hệ thống phân phối… Hoạt động còn được xem là tiền đề của hợp tác; góp phần tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng giữa các địa phương, mở rộng thị trường.
Theo Bộ Công Thương, tỉ trọng hàng Việt Nam có thế mạnh tại hệ thống phân phối hiện đại trong nước từ 80% - 90% và trên 60% tại các chợ truyền thống...
Tạo “cầu nối” để doanh nghiệp và các trang trại, hợp tác xã, hộ nông dân liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó có việc kết nối để tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại điện tử, các kênh phân phối có uy tín. Đây cũng là nền tảng để Hà Nội thúc đẩy phát triển kinh tế