Ngành Công thương tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành hàng tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung, cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão.
Tối ngày 6-12-2022, Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022, với chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mại” đã chính thức khai mạc. Đây sẽ là dịp để các doanh nghiệp kích thích sức mua, người tiêu dùng có cơ hội mua sắm hàng hóa chất lượng với giá cả hợp lý.
Sàn thương mại điện tử (TMĐT) với lợi thế bán hàng đa kênh trên nhiều nền tảng trực tuyến đang là phương thức tiêu thụ hàng hóa khá hiệu quả. Nắm bắt cơ hội này, nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân đang nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn TMĐT.
Non nước Cao Bằng còn lưu giữ, phát huy nét đẹp chợ phiên mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ðây không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là điểm đến thu hút khách du lịch. Lạc bước giữa những phiên chợ vùng cao, người lữ khách phương xa có dịp khám phá, trải nghiệm và say cái men say của rừng núi, con người miền Ðông Bắc.
Nhiều doanh nghiệp cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa dự báo, sức mua của người dân có thể tăng từ 10-20% dịp cuối năm 2022 và đầu năm sau. Do vậy sản lượng hàng hóa chuẩn bị cho thị trường cũng phải tăng tương ứng.
Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.
Là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền - Sóc Trăng năm 2022 chính là cơ hội giúp các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa sau thời gian dài ảnh hưởng đại dịch Covid-19.
Công tác quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp. Hệ thống các chợ truyền thống đã góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ, lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt đời sống của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế…
Còn gần hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nhưng thời điểm này, nhiều doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt tay vào sản xuất, dự trữ hàng Tết. Nhiều doanh nghiệp tăng sản lượng, cam kết không thiếu hàng hóa cho mùa mua sắm quan trọng nhất trong năm.
Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới là một trong những hoạt động được các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở chú trọng triển khai nhiều năm qua nhằm giúp người dân được sử dụng hàng hóa chất lượng, đồng thời giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong nhân dân.