Sản phẩm nông nghiệp Việt có tiềm năng nhưng còn nhiều rào cản
Chẳng hạn như khi muốn tham gia sàn TMĐT, chủ thể OCOP phải có tư cách pháp nhân, điều này cũng gây trở ngại khi người nông dân muốn tham gia chương trình.
Thứ hai, sản phẩm OCOP phải có nguồn gốc, nguyên liệu từ địa phương, trong khi vùng nguyên liệu nông nghiệp tại TP đang có xu hướng thu hẹp dần.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp đã đủ năng lực cạnh tranh thì không có nhu cầu tham Chương trình OCOP. Trong khi đó, nhiều hợp tác xã nông nghiệp, do nông dân tự liên kết có nhu cầu nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp do thiếu vốn, công nghệ sản xuất lạc hậu. Cạnh đó là nhiều vấn đề khác như khả năng thâm nhập thị trường, mẫu mã sản phẩm, bảo vệ thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp…
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó giám đốc Sở NN&PTNN,nhấn mạnh, hiện nay khả năng sản xuất nông sản trên địa bàn TP chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ của người dân TP. Chính vì thế trong thời gian qua, TP đã triển khai ký kết và kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với 15 tỉnh thành phía nam, triển khai nhiều hội chợ kết nối nông sản.
Song song, việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT cũng là một trong những đầu ra mới cho sản phẩm, góp phần thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Để quá trình xuất khẩu được thuận lợi, ông Huỳnh Thái Hòa, Giám đốc Trung tâm thương mại đầu tư OSB, đại lý ủy quyền chính thức của tập đoàn Alibaba.com, cho biết ngoài cùng với việc chú trọng chất lượng sản phẩm thì việc tạo ra uy tín đối với gian hàng rất quan trọng, bởi nó quyết định niềm tin của khách hàng đối với người bán.
“Chính vì thế mỗi doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã cần phải nâng cao kỹ năng cạnh tranh, năng lực quản trị, ngoại ngữ và khả năng bán hàng”- ông Hòa nhấn mạnh.
Đánh giá tiềm năng nông nghiệp Việt đối với thế giới, ông Hòa nhấn mạnh, nhu cầu tìm kiếm sản phẩm nông nghiệp Việt trên sàn TMĐT toàn cầu Alibaba.com có mức tăng trưởng 50% hàng năm, đặc biệt là các loại hạt.
Đơn cử như từ khóa về hạt dẻ cười, hạt điều, hạnh nhân tăng từ 70% đến hơn 400% trong 30 ngày qua với các thị trường tiêu thụ chính như Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ, Thổ Nhĩ kỳ.
Trong khi đó, bà Trần Thị Yến Phi, Giám đốc công ty TNHH Thương mại và dịch vụ DSW, nhấn mạnh nếu muốn chinh phục thị trường thế giới thông qua sàn TMĐT xuyên biên giới, trước hết phải tìm hiểu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng tại quốc gia mà bạn đang muốn hướng tới. Bên cạnh đó, việc theo dõi tin tức của thị trường đang chinh phục, để nắm bắt các thông tin quy định về nông sản Việt Nam.
Th.S Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Giảng viên khoa mỹ thuật công nghiệp, Đại học kiến trúc TP.HCM, thì cho rằng logo, bao bì sản phẩm cũng quyết định thành công của sản phẩm. Bởi theo vị này sản phẩm tốt và hình ảnh xấu sẽ cũng tạo ra ác cảm đối với sản phẩm.
Tác giả bài viết: https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/155598/-Mac-ao-moi--cho-nong-san-Viet-tren-cho-xuyen-bien-gioi.html
Ý kiến bạn đọc