Nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, kích cầu tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường dịp cuối năm, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá đang được các doanh nghiệp sản xuất, phân phối triển khai.
Sau 2 năm triển khai xây dựng và thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến nay toàn tỉnh Cao Bằng có 58 sản phẩm được công nhận và xếp hạng đạt sao OCOP cấp tỉnh. Việc định hình và phát triển sản phẩm OCOP đã khẳng định thương hiệu đặc sản và góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc miền núi nơi phên giậu của Tổ quốc.
Kiên Giang là một trong 4 tỉnh, thành phố được Bộ NN&PTNT lựa chọn thực hiện Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đây là cơ hội thuận lợi để tỉnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Với việc nhân rộng “Chợ 4.0”, Thái Nguyên hướng tới hình thành thói quen và xây dựng các công dân số, góp phần hoàn thành mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về chương trình chuyển đổi số Thái Nguyên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP thông qua các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, nền tảng bán hàng online... sẽ góp phần đưa sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm sử dụng.
Nhằm mở rộng tiêu thụ sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua TP Cần Thơ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nổi bật là tổ chức các đoàn tham gia Hội nghị kết nối giao thương giữa doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) với các địa phương và hệ thống phân phối… Hoạt động còn được xem là tiền đề của hợp tác; góp phần tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng giữa các địa phương, mở rộng thị trường.
10 gian hàng với trên 200 sản phẩm OCOP tiêu biểu của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác thuộc 5 tỉnh Bắc Trung Bộ đã được quy tụ tại TP Hà Tĩnh, góp phần quảng bá thương hiệu, kết nối sản phẩm tới người tiêu dùng.
Công tác quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp. Hệ thống các chợ truyền thống đã góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ, lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt đời sống của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế…
Chương trình OCOP quốc gia ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương, tạo "sức bật" cho kinh tế nông thôn.
Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại được cán bộ, ngành, địa phương triển khai tích cực và có hiệu quả; điều này góp phần làm nên thành công của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Từ đó, giúp doanh nghiệp quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP và đưa sản phẩm này trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng quan tâm, sử dụng.
Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới là một trong những hoạt động được các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở chú trọng triển khai nhiều năm qua nhằm giúp người dân được sử dụng hàng hóa chất lượng, đồng thời giúp doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt trong nhân dân.